Các Loại Niềng Răng Phổ Biến Hiện Nay

Hiện nay, những vấn đề răng thưa, chen chúc, răng hô, móm… không còn là nỗi lo lớn khi niềng răng – giải pháp chỉnh nha tối ưu đã trở nên vô cùng phổ biến. Nếu ngày xưa chỉ sử dụng mắc cài kim loại thì hiện nay khí cụ đã trở nên đa dạng hơn để phù hợp với mong muốn, tình trạng và khả năng kinh tế của mỗi người. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về các loại niềng răng và giá các loại niềng răng hiện nay. Cùng theo dõi nhé!
Cùng là áp dụng giải pháp niềng răng để khắc phục khuyết điểm nhưng tình trạng của mỗi người là khác nhau. Vì vậy sẽ có nhiều hình thức niềng răng để đáp ứng được mong muốn của tất cả mọi người.
Các loại niềng răng hiện nay
1. Niềng răng mắc cài
Dù xuất hiện sớm nhất nhưng niềng răng mắc cài vẫn đang rất phổ biến ở thời điểm hiện tại. Không những vậy, đối với những ca khó sẽ được bác sĩ chỉ định niềng răng mắc cài để đảm bảo kết tối ưu.
Niềng răng mắc cài có những loại như sau:
1.1. Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại
Mắc cài kim loại được chế tác từ thép không gỉ hoặc vàng, bạc. Bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên từng răng và cố định lại bằng keo nha khoa. Về cơ chế hoạt động, niềng răng mắc cài dùng lực tạo ra từ dây cung và dây thun để giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn. Khung kim loại có cấu tạo rất chắc chắn nên bạn có thể yên tâm chúng không làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí thấp nhưng lực siết cao, không gãy vỡ trong quá trình niềng. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài lại có tính thẩm mỹ kém, nếu chưa quen sẽ gây tổn thương nướu. Khi đó, sáp chỉnh nha sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Để tránh ảnh hưởng đến mắc cài, bạn không nên ăn các loại đồ ăn quá dai hoặc quá cứng.
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại phụ thuộc vào từng trường hợp từ đơn giản, trung bình đến phức tạp, dao động khoảng 25 – 30 triệu/ca.
1.2. Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là giải pháp niềng răng tối ưu và có nhiều ưu điểm hơn so với mắc cài kim loại. Đây là loại mắc cài được làm từ hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác vô cùng an toàn, không hề gây kích ứng cho cơ thể.
Do có màu trùng với màu răng nên khi đeo mắc cài sứ người khác sẽ rất khó phát hiện bạn đang niềng răng nếu không nhìn kỹ ở cự ly gần. Nhờ có tính thẩm mỹ cao, khi sử dụng mắc cài sứ bạn sẽ không cảm thấy ngại, có thể tự tin trò chuyện với mọi người.
Hơn nữa, vật liệu sứ không chỉ còn độ chịu lực tốt mà cũng không hề có gờ cạnh do đó không hề gây vướng víu hay làm xước nướu, môi, má.
Một ca niềng răng bằng mắc cài sứ dao động từ 30 – 35 triệu/ ca, tùy vào số lượng răng, cấp độ khó dễ và bảng giá ở mỗi phòng khám. Ngoài ra, thời gian chỉnh nha của mắc cài sứ thường kéo dài hơn 6 tháng so với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
1.3. Niềng răng mắc cài pha lê
Niềng răng mắc cài pha lê
Niềng răng mắc cài pha lê
Mắc cài pha lê được làm từ pha lê, có tính chất gần tương tự như mắc cài sứ. Niềng răng pha lê có ưu điểm nổi bật như tính thẩm mỹ cao, an toàn với cơ thể. Đồng thời, niềng răng pha lê cũng can thiệp hiệu quả các trường hợp răng sai lệch khác nhau. Qua đó mang lại hiệu quả tương tương như mắc cài kim loại.
Tuy nhiên, so với niềng răng kim loại thì mắc cài pha lê thực tế không thể cứng chắc bằng. Loại mắc cài này khá dễ vỡ khi đồ quá dai, cứng, hay va đập mạnh từ bên ngoài. Nhìn chung, chi phí niềng răng pha lê dao động từ 30 triệu trở lên. Thế nhưng, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng và chính sách tại từng nha khoa.
1.4. Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Với loại hình này, người ngoài nhìn vào không thể biết được bạn đang niềng răng vì phần mắc cài được lắp hoàn toàn ở phía trong thân răng. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc vệ sinh răng miệng thường ngày sẽ khó khăn hơn, thời gian niềng kéo dài và chi phí cũng cao hơn...
Xem tiếp >>> Các loại niềng răng hiện nay
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái