Toàn Quốc Hướng Dẫn Cách Pha Mực In Lụa Trên Giấy Chi Tiết Từ A - Z

In lụa ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp in ấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được các pha mực in lụa trên giấy chuẩn nhất. Để giải đáp vấn đề này, các bạn đừng quên theo dõi bài viết dưới đây của SIC nhé.

Ứng dụng của in lụa trên giấy như thế nào?
lQu_pcdkV_koPfa3vh0IUllubKJ-IdZS3bSf5b6AJ_w4od2DmDDHxvI-ZXSRdeqGJivsBO1PIv58K-r3gsLwXlEDnIxgckqHJE44xnORaVGrBwRLCkafvChchMLHfhchJolBsU6p=s0



In lụa trên giấy hiện được ứng dụng đa dạng trên nhiều loại ấn phẩm khác nhau. Chẳng hạn như: in thiệp cưới, in lịch treo tường, in name card, thùng carton, bao bì giấy,... Hơn nữa, kỹ thuật in lụa này còn có thể sử dụng in ấn trên nhiều loại vật liệu khác nhau, từ gỗ, ván ép, giấy,... cho đến kim loại cứng.
Hiện tại, loại mực in lụa trên giấy được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam đó là loại mực Tobo của Trung Quốc. Loại mực này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí in ấn mà vẫn đảm bảo được chất lượng bản in tốt.

Cách pha mực in lụa trên giấy đơn giản
Trước khi in ấn trên máy in lưới, các bạn cần thực hiện pha mực theo công thức sau để đạt được chất lượng mực tốt nhất:
Nguyên liệu chuẩn bị
Một số nguyên liệu pha mực in lụa trên giấy cần thiết đó là:
  • Mực in lụa trên giấy (mực Tobo): 100%
  • Kem in giấy (chướng dầu): khoảng 60% lượng mực in
  • Chất mau khô (Sicatif): định lượng 1%
  • Dầu hội : định lượng 10%
  • Xăng A83: được pha loãng
prOTcibP2qhw-V7ary8gT8LYHpN0fo62mYo3csRxOc8mKVWw_k8-DL8O9Lr3vYimd7cdz21VvgPcxSKgOZvOm2JtuDDOfvbGa9KRfIVzVm6ja_5suAr6DzFd7Hm9arOgVnDz76nG=s0

Cách pha mực in lụa trên giấy

Trình tự các bước pha mực như sau:
  • Bước 1: Sử dụng 60% chướng dầu đổ vào mực gốc và khuấy đều cho đến khi hòa tan.
  • Bước 2: Đổ thêm 10% dầu hôi vào hỗn hợp trên và tiếp tục khuấy cho thật loãng.
  • Bước 3: Tiếp tục đổ 1% Sicatif và khuấy đều. Trong trường hợp mực vẫn còn đặc thì các bạn cho thêm xăng A83 vào.
  • Bước 4: Tiếp tục khuấy đều đến khi hỗn hợp được tạo thành một khối đồng nhất.
Một số lưu ý khi pha mực
Khi tiến hành pha mực, các bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
  • Nếu mực bít khung khó in: cho thêm dầu thông với định lượng từ 5 - 10% và khuấy đều.
  • Nếu mực đặc: pha thêm chướng hoặc xăng và khuấy đều cho loãng.
  • Nếu mực lỏng: Cho thêm mực gốc vào và khuấy đặc.
  • Khi thêm bất kỳ chất phụ gia nào, các bạn cần lưu ý khuấy đều mực trước khi in.
  • Các chất chướng dầu, chất mau khô là các chất xúc tác giúp mực in chất lượng. Tuy nhiên trong quá trình pha mực các bạn nên sử dụng định lượng phù hợp.
Các phương pháp pha màu chuẩn nhất
Dưới đây là các phương pháp pha màu chuẩn mà các bạn có thể áp dụng theo. Các cách pha mực này có thể áp dụng với hầu hết các loại mực máy in (máy in flexo, máy in lưới,...).

Pha hai màu có định lượng bằng nhau
Đối với phương pháp pha màu này, màu pha được không hẳn là màu nằm giữa 2 màu sắc được pha. Bởi dựa theo tính chất của màu sắc, màu nào đậm hơn thì sẽ có ảnh hưởng lớn hơn. Khi pha, các bạn nên đổ màu mực đậm vào màu mực nhạt một cách từ từ và khuấy đều, tránh trường hợp đổ mực nhạt vào mực đậm.
Chẳng hạn như:
  • Màu đỏ kết hợp với màu vàng sẽ ra màu xanh lục
  • Màu đỏ với màu vàng sẽ tạo thành màu cam
  • Pha màu xanh lá với màu đỏ sẽ tạo ra màu tím
  • ...
d-jeflPo9959jtNDuU161uY6umeSP9j3c5mwRKPjfFnMQ9WJApWfbIjyKKPhnzNA2U6kD1E-Gx5WvaFCzrhdinWdUr-ZdrOVRxmczB1Uj8a_2CjuIWbVD1d_QpC0jkCsAjy0c7WK=s0

Pha kết hợp các màu đậm, nhạt

Phương pháp pha màu đậm kết hợp với màu nhạt khá đơn giản, với hai kiểu pha chính đó là:
  • Màu đậm kết hợp với màu đậm: tạo ra màu sắc đậm hơn ban đầu
  • Màu nhạt kết hợp với màu nhạt: tạo ra được các màu sắc trong và sáng hơn
Khi muốn làm tối màu, các bạn có thể pha thêm màu đen. Tuy nhiên, các bạn cần đảm bảo định lượng vừa phải bởi màu đen có khả năng làm tối màu rất tốt.

Pha kết hợp mực trắng và mực màu
Đây là phương pháp pha mực được sử dụng phổ biến nhất. Khi pha mực trắng kết hợp với các màu mực khác, bạn sẽ tạo thêm được nhiều màu mực mới có độ tươi sáng cao hơn màu gốc.
Bên cạnh đó, khi pha với mực trắng trong thì màu sắc sẽ có độ sáng trong và ngược lại khi pha với mực trắng địc thì màu mực sẽ hơi đục. Do đó, màu trắng đục thường thích hợp để pha các loại màu phủ.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được cách pha mực in lụa trên giấy hiệu quả. Trên thực tế, khi pha mực thì tính chất của mực in thường sẽ giảm đi. Do đó, để mực pha đạt chất lượng tốt nhất, các bạn cũng cần lưu ý đến những tiêu chuẩn kỹ thuật khi pha mực nữa nhé.
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái