Toàn Quốc Kinh Nghiệm "xương Máu" Phanh Xe Ô Tô Để Đảm Bảo An Toàn

Kinh nghiệm "xương máu" phanh xe ô tô để đảm bảo an toàn


Các bác tài thường xuyên đi xe nhưng mấy ai lại nghĩ rằng phanh xe ô tô như thế nào cho đúng cách để đảm bảo an toàn cho người lái xe. Vậy thì phanh ô tô như thế nào cho đúng?

Một lái xe dày dặn kinh nghiệm là biết cách sử dụng phanh cho hợp lý, giống như câu cửa miệng dân lái xe chuyên nghiệp truyền đạt lại cho người mới vào nghề “không biết dùng phanh là tài xế kém, dùng quá nhiều phanh là tài xế tồi". Khi một tài xế làm chủ được hệ thống phanh là khi nhận biết được sự ảnh hưởng của tốc độ, điều kiện thời tiết, mặt đường… đến thời gian và lực đạp chân phanh.


Kinh nghiệm phanh xe ô tô an toàn
Dù trên đường đua hay ngoài phố, có 3 bước chính trong một kỹ thuật phanh hiệu quả. Đầu tiên khi xe bắt đầu ở tốc độ cao, đạp phanh phanh, nhưng không đột ngột, sử dụng qua nhiều lực phanh sẽ khiến bánh xe bị khóa có thể gây nguy hiểm.

Thứ hai, khi hệ thống giảm xóc trước bắt đầu phản ứng với giai đoạn phanh đầu tiên, học cách cảm giác sự rung động trên chân từ bàn đạp và những phản hồi tới vô- lăng để biết được lốp trước có đang kiểm soát tình hình tốt hay không. Để giúp xe dừng hiệu quả, lái xe phải thật nhạy cảm và hiểu xe để biết được những gì đang xảy ra để điều chỉnh áp lực phanh cho phù hợp. Một sự thật là giữ phanh lâu sẽ khiến xe lâu dừng và có thể bị trượt. "Điều chỉnh" là yếu tố quan trọng trong giai đoạn này.

Bước thứ ba diễn ra vào điểm cuối của vùng phanh, thời điểm mà khi chiếc xe đã chậm lại, tới một vận tốc để vào cua. Một lái xe giỏi và chuyên nghiệp thường giải phóng bàn đạp phanh, cho lực phanh từ lớn nhất về 0. Nhưng sẽ là không hiệu quả nếu như thả phanh nhanh sẽ khiến những người ngồi ghế khách bị giật. Giảm xóc trước và lốp của bất kỳ loại xe nào cũng chịu áp lực lớn khi phanh, vì thế tang độ bám đường. Nếu như đột nhiên giải phóng phanh , có thể làm lực bám và quán tính mất đột ngột, khiến xe không vững vào khi vào cua.


phanh khẩn cấp sẽ khiến gây nguy hiểm
Trong suốt thời gian vào cua, thân xe sẽ rất nhạy cảm khi đột ngột chuyển đổi phân bố trọng lượng. Do đó, sử dụng chân phanh cẩu thả trong quá trình này sẽ khiến xe mất cân bằng. Khi đã ra khỏi khúc cua, tăng ga để tiếp tục hành trình. Đó là lý thuyết cơ bản khi phanh ôtô, dưới đây là 1 số kinh nghiệm dùng phanh khi lái ô tô giúp bạn an toàn hơn, tránh tình huống nguy hiểm hay tai nạn đáng tiếc xảy ra mà bạn cần thực hành.
Phanh khẩn cấp
Phanh khẩn cấp(phanh gấp). Với tốc độ di chuyển cao trên đường cao tốc bất chợt gặp vật cản, nếu như đạp phanh đột ngột và đạp mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến cho bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, lúc đó xe hoàn toàn mất kiểm soát.
Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi theo chiều kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.

Cách phanh này đòi hỏi hết sức bình tĩnh, chú ý nhả phanh đúng lúc ở lần phanh đầu tiên, nếu phanh chết và đánh lái thì hiện tượng bó cứng phanh và mất lái sẽ xảy ra ngay lập tức, gây nguy hiểm và rất có thể bị lật xe.
Phanh khi đường trơn trượt

Mất lái trượt xe rất dễ xảy ra khi đi trên những đoạn đường bị ướt mưa hay bùn lầy. Nên ta cần phanh nhẹ và đạp phanh liên tục nhiều lần để bánh xe có điều kiện bám mặt đường và tránh được việc bị bó cứng phanh.
Việc đạp phanh nhiều lần này tương tự với công nghệ ABS trên xe, càng nhiều lần trong một thời gian ngắn thì độ an toàn càng cao.
Phanh xe khi đổ đèo
Tuyệt đối không được cắt côn khi khi xe đang xuống dốc, vì nó cực kỳ uy hiểm. Cắt côn sẽ làm xe lao theo quán tính với vận tốc tăng dần và chiếc xe rất khó phanh lại trong trường hợp khẩn cấp.
Đi xe ở số thấp để ghìm tốc độ của xe, đồng thời luôn sẵn sàng phanh nhẹ khi cần thiết để kiểm soát vận tốc, giúp giảm hao mòn má phanh.
Phanh dừng xe nhiều bước:
Kỹ thuật phanh xe ( nhấp phanh) cơ bản này được nhiều tài xế có kinh nghiệm sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần gây dúi người về phía trước, thì kỹ thuật phanh xe nhiều bước sẽ khiến xe dừng từ từ rất êm. Kỹ thuật này sử dụng trong trường hợp phanh dừng xe bình thường, không có tính huống bất ngờ xảy đến.
Cách phanh:
Đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để lợi dụng đà của xe. Đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi.
Chú ý khoảng cách khi lái xe
Công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe là: vận tốc*3/10 (mét). Có nghĩa là nếu xe bạn đi với vận tốc 60 km/h, khoảng cách an toàn sẽ là 60*3/10 = 18 mét. Khoảng cách này có ích khi xe trước phanh đột ngột và xe bạn cũng phanh ngay lập tức sau đó, tất nhiên là sau thời gian giật mình và nhận ra là xe trước phanh gấp, và hai xe sẽ không va chạm vào nhau.
Nguồn: https://luckyauto.vn/kinh-nghem-hay/
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái