Thảo Luận Những Mô Hình Kinh Doanh Phổ Biến, Bền Vững Và Đạt Hiệu Quả Cao

Số điện thoại liên hệ

0568056789

Để triển khai mô hình kinh doanh, trước hết, bạn cần tạo nên giá trị cho những người xung quanh. Chuyển đổi mô hình kinh doanh giúp bạn biết những yếu tố nào để người sử dụng quay trở lại với sản phẩm/dịch vụ. Chuyển đổi với các doanh nghiệp thì làm thế nào để họ thấy giá trị có ích từ sản phẩm của bạn. SD Group sẽ giải đáp mọi thắc mắc về tầm quan trọng và những mô hình kinh doanh bền vứng nhất tới các bạn!

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của các công ty start – up vì nó tạo nên cho doanh nghiệp những giá trị lâu dài bền vững. Song, việc phát triển mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ nhằm giải quyết các bài toán tài chính hay cắt giảm chi phí mà là vì mục tiêu phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh - SD Group

2. Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với sự phát triển của doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh là xác định con đường đi của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Mô hình giống như bản đồ định vị tổng quan của doanh nghiệp.
Mô hình sẽ thể hiện bản kế hoạch chi tiết tương lai cho từng giai đoạn của doanh nghiệp. Ngoài ra mô hình cũng cho biết chiến lược và các kế hoạch của doanh nghiệp, đây là cách doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và nắm bắt thời cơ.
Doanh nghiệp muốn tăng trưởng nhanh và có vị thế trên thị trường thì việc phát triển mô hình kinh doanh độc đáo và mang tính cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Bạn cần tìm những mô hình mới và sáng tạo hơn bởi vì hiện nay việc các đối thủ sao chép mô hình kinh doanh là điều khó tránh khỏi.
Mô hình kinh doanh giúp bạn xây dựng kế hoạch để xử lý nhiều tình huống khác nhau và chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất. Mô hình tốt nhất chính là có tính đột phá, khác biệt, tạo ưu thế và không dễ bắt chước được. Đó là lý do vì sao mô hình kinh doanh nên được phát triển ngay sau khi bạn có ý tưởng kinh doanh.

3. Những mô hình kinh doanh phổ biến, phát triển mạnh và thành công nhất đó là:

3.1. Mô hình kinh doanh Canvas

Business Model Canvas là một mô hình KD mà Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur đã tạo ra. Mô hình KD này được rất nhiều công ty lớn trên thế giới sử dụng để quản lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm tạo nên động lực tăng trưởng mới.
Mô hình kinh doanh Canvas - SD Group

Mô hình KD Canvas bao gồm 9 yếu tố cơ bản:

  • Phân khúc khách hàng chính của dự án.
  • Gía trị mà sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách hàng.
  • Phương thức truyền thông và kênh phân phối.
  • Cách xây dựng mối quan hệ khách hàng.
  • Doanh nhu dự kiến.
  • Nguồn lực chính của dự án.
  • Đối tác của dự án.
  • Hoạt động chính của ý tưởng kinh doanh.
  • Cơ cấu chi phí hoạt động.

3.2. Mô hình kinh doanh B2B

Mô hình KD B2B (Business To Business) là loại mô hình hợp tác KD giữa nhiều doanh nghiệp, thường hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và giao dịch trên các sàn thương mại điện tử là chủ yếu. Các giao dịch phức tạp sẽ được đưa ra ngoài thị trường dựa trên hợp đồng, giá bán hàng hoá và thoả thuận trực tiếp của các doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh B2B- SD Group

Mô hình KD Business To Business gồm 4 loại chính:

  • Mô hình B2B trung gian.
  • Mô hình B2B thiên bên bán.
  • Mô hình KD B2B thương mại hợp tác.
  • Mô hình B2B thiên bên bán.

3.3. Mô hình kinh doanh B2C

B2C là viết tắt của Business To Consumer trong tiếng Anh. Đây là một thuật ngữ chỉ giao dịch thương mại điện tử từ doanh nghiệp (tức Business) tới người tiêu dùng (tức Consumer) , theo đó mọi giao dịch mua bán đều tiến hành dưới sự trợ giúp của những ứng dụng di động và mạng xã hội. Nói một cách khác, đây là hình thức doanh nghiệp bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng trong thế giới kỹ thuật số.
Mô hình kinh doanh B2C - SD Group

Quy trình bán hàng của mô hình KD B2C

Để giúp cho mô hình KD B2C hoạt động tốt và mang lại giá trị lợi nhuận lớn. Doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp thị và quy trình bán hàng hiệu quả.
  • Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng thông qua đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, ví dụ như: website, chiến dịch quảng cáo trên một số trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram, Twitter, . ..
  • Bước 2: Ngay khi tiếp cận với khách hàng, nhân viên tiến hành bán hàng bằng việc hướng dẫn, giải thích các thắc mắc của khách hàng và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Bước 3: Cuối cùng là phân tích và tổng kết đánh giá. Hoạt động báo cáo kết quả thực hiện quy trình bán hàng theo mô hình B2C bao gồm trong nội bộ doanh nghiệp và kết hợp với những trang mạng xã hội, truyền thông nhằm tiếp cận đồng thời thu được các phản hồi từ khách hàng về sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp.

3.4, Mô hình kinh doanh C2C

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C là hình thức cho phép khách hàng bán sản phẩm và dịch vụ trên các website, tuy nhiên, bạn chỉ trả một phần chi phí nhỏ cho sàn thương mại điện tử. Đặc điểm của mô hình này là bán các sản phẩm khó tìm kiếm trên thị trường, chất lượng không đảm bảo và tỷ suất lợi nhuận có lợi mà người bán sẽ đạt được tối đa.
Mô hình kinh doanh C2C - SD Group

Ví dụ như hình thức đấu giá trên một số trang TMĐT như eBay, Amazon, Craigslist, . .. để bán tài sản ảo, dịch vụ trực tuyến, giao dịch trao đổi, . .. Tại Việt Nam, việc giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua một số trang mạng xã hội như Skype, Telegram, Facebook, Zalo. .. hoặc các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki v.v. ..
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm SD Group. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của SD Group để tìm hiểu các kiến thức mới mẻ về truyền thông, kinh doanh và công nghệ nhé!
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái