Toàn Quốc Thi Công Vườn Trên Mái, Sân Thượng Tại Vinh | Các Bước Thi Công Vườn Trên Mái, Sân Thượng

Bạn đã có ý tưởng thiết kế và thi công vườn trên mái, sân thượng tại Vinh nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Tại Vinh khí hậu và địa hình khá bất cập cho việc thi công sân vườn trên mái không đơn giản, vậy để thi công vườn trên mái thì cần các bước nào? Bài viết dưới đây của Coong Design sẽ cung cấp cho các bạn các bước thi công vườn trên mái để các bạn hiểu hơn và biết được nên sử dụng dịch vụ thiết kế thi công sân vườn trên mái hay là tự làm.

Lợi ích khi thi công vườn trên mái tại Vinh
vuon-tren-mai-2-1.jpg

Lợi ích khi thi công vườn trên mái, sân thượng
  • Giảm lưu lượng nước mưa: Thảm xanh trên mái có khả năng thấm nước mưa tới 80%, giảm áp lực cho hệ thống thoát nước mưa.
  • Làm mát nhà: Xanh hóa mái nhà là một biện pháp chống lại sức nóng đô thị, giảm quá trình hấp thụ nhiệt và làm tăng nhiệt độ cho cả khu vực.
  • Lọc không khí: Trồng cây xanh góp phần làm sạch bầu không khí ô nhiễm, giảm lượng không khí độc hại trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Giảm tiếng ồn: Hoạt động của thảm xanh trên mái giống như một rào cản tiếng ồn bên ngoài lên tới 8 decibel với mái nhà thông thường.
  • Giảm chi phí: Mái nhà xanh hoạt động như một tấm chắn cách nhiệt, hấp thụ ánh nắng và giữ cho bên trong ngôi nhà luôn mát mẻ, tiết kiệm chi phi tiêu thụ điện.
=>>> Thiết kế vườn trên mái nhà tại Vinh – Tại sao không?

Chuẩn bị thi công sân vườn trên mái, sân thượng tại Vinh
1, Lớp bê tông sàn mái.

Mặt sàn sân thượng là lớp bê tông cốt thép, có đủ độ cứng vũng để chịu được sức nặng của hệ thống vườn trên mái.

2, Lớp chống thấm ( sơn chống thấm)

Tùy thuộc vào kiến trúc của ngôi nhà mà mặt trần trên mái có thể được hoặc chưa được xử lí chống thấm. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn cần sơn một lớp sơn chống thấm. Hãy nhớ sơn cho cả phần mặt sàn và chân tường, vì chân tường là nơi ứ đọng nước nhiều hơn, và cũng dễ bị thấm nước hơn. Nên lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín để có được chất lượng tốt nhất.

3, Lớp lưu thông thoát nước

Nhiều người từng sử dụng sỏi, đá, cát làm lớp thoát nước. Tuy nhiên, lớp đá sỏi này khá bí, không có không khí cho cây trao đổi dưỡng khí khiến cây kém phát triển, việc thoát nước chậm vào mua mưa gây ngập úng và làm cho việc chống thấm không có hiệu quả. Một nhước điểm nữa là trọng lượng của lớp sỏi đá này có thể sẽ gây áp lực lên kiến trúc của ngôi nhà làm mất an toàn.

thi-cong-vuon-cay-tren-mai-nha-1-1.jpg

Các lớp Cần có khi thi công sân vườn trên mái, sân thượng
Những nhược điểm trên hoàn toàn có thể được khắc phục nhờ sự hỗ trợ của các tấm thoát nước thông minh ( hay còn gọi là các phanter cell ). Được thiết kế từ nhựa chất lượng cao, có khả năng chịu tải cao, ruột thoáng và khả năng thoát nước tối ưu, tấm thoát nước là lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn xây dựng vườn trên mái mà không bị ứ đọng nước.

4, Lớp vải địa

Đây là vật liệu có sức chịu kéo, độ dãn bền cao, làm từ các sản phẩm phụ của dầu mỏ dùng dể phân cách, lọc bảo về và tăng cường thoát nước. Đây cũng có thể coi là lớp lọc để đất cát phía trên không rơi xuống các tấm thoát nước phía dưới gây tắc hệ thống thoát nước.

5, Lớp cát

Lớp cát này dày khoảng 3-5 cm giúp đất trồng thêm tơi xốp và hỗ trợ thoát nước nhanh hơn. Sử dụng cát sông đã được lọc sạch đất sét là tốt nhất.

6, Lớp đất dinh dưỡng

Đây sẽ là lớp đất để trồng và nuôi cây, vì vậy hãy sử dụng loại đất tốt để vườn cây có được dinh dưỡng tốt nhất.

7, Lớp cây cỏ

Cây cối là lớp cuối cùng được phủ lên khu vườn. Hãy cân nhắc kĩ về việc lựa chọn loại cây nào phù hợp với mục đích sử dụng của khu vườn trước khi trồng.

Quy trình thi công vườn trên mái, sân thượng tại Vinh
Bước 1: Vệ sinh sàn cần thi công

Nền móng thi công vườn chính là sàn của mái nhà. Bạn cần phải làm sạch lớp này, vệ sinh kì cọ nền bê tông

Bước 2: Chống thấm

Trát bo dốc chân tường, các góc bằng vữa xi măng.

Thi công chống thấm bằng sikatop seal 107, dùng chối chuyên dụng quét toàn bộ lên sàn bê tông.

Bước 3: Lắp hệ thống vỉ trồng cây

thi-cong-vuon-cay-tren-mai-nha-3-1.jpg

Lựa chọn vỉ trồng cây
Hệ thống thoát nước vườn trên mái hiện nay hay được sử dụng chính là MD cell. Đây là những tấm nhựa có sẵn ống thoát nước, nước khi rơi xuống sẽ thoát nhanh hơn và không bị ứ đọng. Thêm nữa, lớp này sẽ giúp giảm tải trọng trên mái nhà khi thay thế hoàn toàn lớp sỏi đá; giúp cách nhiệt, cách âm rất tốt.

Bước 4: Trải vải địa kỹ thuật

Vải địa có thể chịu kéo, thấm nước tốt cho khu vườn. Nó có vai trò lọc cát, sỏi ở đất nuôi cây, tránh tình trạng cát sỏi rơi xuống hệ thống thoát nước ở lớp trước; đồng thời giữ lại cát tránh vườn bị xói mòn.

Bước 5: Trải cát

Bạn hãy rải một lớp cát sông với độ dày khoảng từ 5cm đến 10cm để vườn tơi xốp, cũng như thấm nước tốt hơn nhiều. Sử dụng cát sông thay cho đất trồng thông thường nhằm giúp vườn thấm nước tốt hơn.

thietkesanthuong-10.jpg

Bước 6: Trải đất dinh dưỡng

Lớp tiếp theo của khu vườn đó chính là lớp đất dinh dưỡng nuôi cây. Bạn cần lựa chọn loại đất chất lượng cao để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho vườn cây.

Bước 7: Cây, cỏ

Đã đến bước cuối cùng. Trồng cây, hoa, cỏ lên khu vườn bạn đã chuẩn bị.

Với 7 bước làm vườn đơn giản trên, bạn đã có cho mình một khu vườn trên mái chuẩn kĩ thuật nhất rồi. Tùy từng quy mô công trình mà chọn vật liệu tương ứng cho phù hợp.

Những lưu ý khi thiết kế thi công vườn trên mái
Thiết kế sân vườn trên sân thượng cũng gần giống như trên mặt đất, tuy nhiên nó được làm trên mái nên cũng có những điểm khác biệt.

Thứ nhất. Bạn nên kiểm tra các quy định về kỹ thuật xây dựng: như khả năng chịu tải. Đất và chậu trồng cây đã nặng và sẽ nặng hơn khi được tưới nước hay khi cây phát triển. Giới hạn chiều cao, quy định phòng cháy chữa cháy, khả năng chống thấm và những quy định khác.

Thứ hai. Khả năng thực hiện : Làm thế nào để bạn có thể mang các loại vật tư và cây trồng lên và xuống khu vực thi công. Nhất là với những tòa nhà cao tầng, hãy chắc chắn rằng bạn được cho phép sử dụng thang máy.

Thứ ba. Nước : Bạn có thể chạy một đường ống cấp nước cho sân thượng. Các cây trồng trên sân thượng thường cần nhiều nước và bạn nên thiết lập một hệ thống tưới tự động để đỡ tốn công chăm sóc.

chau-trong-cay-18.jpg

Vườn rau trên mái, sân thượng
Thứ tư. Diện tích tiếp xúc ánh sáng: Sân thượng của bạn có bị che phủ bởi bóng của các tòa nhà cao tầng khác không? Hãy đảm bảo rằng sân vườn của bạn phải nhận được đủ ánh sáng cần thiết cho cây phát triển.

Nếu diện tích tiếp xúc ánh sáng hạn chế thì nên thay thế các loại cây ưa nắng bằng các cây chịu bóng, hay chịu bóng bán phần. Việc này không ảnh hưởng nhiều lắm tới thiết kế sân vườn của bạn.

Thứ năm. Nhiệt độ: Tại sao lại nói đến nhiệt độ ? Bênh cạnh nhiệt độ mà cây trồng nhận được trực tiếp từ mặt trời còn có nhiệt độ môi trường bị phản xạ từ bề mặt mái nhà, các tòa nhà xung quanh …Nếu nhiệt độ quá cao, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại mái che hạn chế nắng.

Thứ sáu. Gió: sẽ là một vấn đề lớn khi thiết kế sân vườn trên sân thượng, nhất nhà những tòa nhà cao tầng. Bạn có thể cân nhắc xây dựng một số loại tường hay hàng rào để hạn chế gió làm táp vườn cây của bạn và đảm bảo an toàn cho trẻ em và thú cưng của bạn nữa !

Thứ bảy. Thiết lập hệ thống điện: Hệ thống dây điện là không thực sự cần thiết nhưng sẽ khiến mọi thứ dễ dàng hơn, nhất là khi bạn dự định thưởng thức khu vườn vào buổi tối. Nếu bạn trồng cỏ, ánh sáng từ nến là tốt nhất cho sự phát triển của chúng đấy.

Trên đây là quy trình và những lưu ý về thi công vườn trên mái, sân thượng tại Vinh mà Coong Design cung cấp cho các bạn. Nếu các bạn có nhu cầu về thiết kế và thi công vườn trên mái, sân thượng tại Vinh thì hãy liên hệ đến hotline 0961939567 để được tư vấn và tham khảo mẫu thiết kế sân vườn nhé!
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái