Bảo Lộc Tinh Dầu Tràm Hoa Núi

TINH DẦU TRÀM
❌CÔNG DỤNG:
– Trị ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè cho trẻ em, người lớn và phụ nữ mang thai
– Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió.
– Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm
– Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chứng hôi chân, nhiễm trùng móng và đau chân.
– Tinh Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:

– Dùng chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho:

Cho khoảng 3 giọt dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho, sạch da, kháng khuẩn đồng thời chống cả muỗi (muỗi rất sợ dầu tràm).

Khi bé bị ho hãy dùng dầu tràm xoa lên tay sau đó dùng tay xoa lên dọc sống lưng, ngực và cổ áo của bé sẽ giúp các con đỡ ho, nếu bé ngạt mũi đừng xoa dầu tràm trực tiếp lên mũi hãy quàng cho bé một chiếc khăn để giữ ấm cổ và xức dầu tràm lên khăn. Điều này cũng có thể sử dụng để tránh gió cho bé trước khi đi ra ngoài.

Khi bé bị ho nhiều về nửa đêm và sáng bạn có thể sử dụng dầu tràm để massage lòng bàn chân và day nhẹ vào huyệt Dũng tuyền (chỗ lõm ở giữa 1/3 lòng bàn chân về phía ngón) trong vòng 2-3 phút, sau đó đi tất mỏng vào để giữ ấm chân. Cách này cũng hiệu quả đối với người lớn.

– Bôi các vết thương do côn trùng cắn:

Khi côn trùng như kiến, muỗi … cắn chúng ta có thể xoa dầu tràm lên vết cắn sau 2-3 phút là vết cắn sẽ hết đỏ.

– Giúp trị đầy hơi, đau bụng do khó tiêu hóa:

Khi trẻ có triệu chứng đầy hơi ở bụng do khó tiêu hóa, bố mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt dầu tràm ra tay và thoa đều lên bụng, việc này sẽ giúp làm nóng bụng tống hơi ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
70A79B69-E0E6-4FC8-A894-F1A755378D91.jpeg
F500CFD5-431D-4A53-BC0B-1877BD371698.jpeg
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái