Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc Song Nam

Số điện thoại liên hệ

0769861168

Tư vấn thiết kế kiến trúc là công tác tư vấn thiết kế quan trọng nhất của công trình xây dựng. Với nhu cầu phát triển dự án bất động sản cũng như nhà xưởng sản xuất hay các công trình văn hóa, bệnh viện, trường học … ngày càng nhiều thì thiết kế kiến trúc chính là lĩnh vực mà các đơn vị tư vấn thiết kế thể hiện năng lực của mình để tiếp cận chủ đầu tư từ giai đoạn đầu của dự án.

Công ty kiến trúc Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế: lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra thiết kế, xin phép xây dựng. Song Nam đã thực hiện rất nhiều loại công trình từ cao ốc văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại, công viên đến khu du lịch, resort, biệt thự, khách sạn, sân golf và các khu phức hợp trong cả vai trò thiết kế trọn gói hay tư vấn địa phương cho các công ty kiến trúc nước ngoài. Song Nam cũng đã xuất khẩu được chất xám khi cùng với Cashmore (Úc) thiết kế sân golf Trùng Khánh (Trung Quốc), hay thiết kế bản vẽ biệt thự, nhà liên kế ở Mỹ.

Tư vấn thiết kế kiến trúc Vinacomin Tower
Tư vấn thiết kế Vinacomin Tower
Công việc khó nhất của tư vấn thiết kế là thiết kế ý tưởng kiến trúc. Việc định hình và sắp xếp dây chuyền công năng trên mặt bằng kiến trúc để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư đưa ra sao cho tối ưu diện tích sàn sử dụng đã là một công việc lặp đi lặp lại các phương án kiến trúc tối nhiều thời gian của kiến trúc sư. Nhưng cái đích cuối cùng thể hiện ra bên ngoài của một đồ án thiết kế kiến trúc là hình ảnh kiến trúc phối cảnh 3D tổng thể của công trình.

Nếu nói kiến trúc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật thì phần thiết kế mặt bằng công năng kiến trúc là phần khoa học, còn phần thiết kế phối cảnh 3D lại chính là nghệ thuật thể hiện tính sáng tạo cao nhất của người kiến trúc sư thiết kế. Bất kể là ý tưởng kiến trúc này có thể hiện nhiều hay ít mong muốn của chủ đầu tư thì nò cũng luôn chứa đựng cái tôi, cái thẩm mỹ, cái gu, cái tài … của người kiến trúc sư.

Mọi phương án kiến trúc của các kiến trúc sư thiết kế ở Song Nam đều qua nhiều lần trình bày phương án và bảo vệ, phản biện nội bộ trước khi gởi cho chủ đầu tư, nên đều là những phương án kiến trúc chỉnh chu vế thể hiện, tối ưu về mặt bằng và hình tượng kiến trúc rất sáng tạo.

Tư vấn thiết kế phương án kiến trúc Khu phức hợp XI Grand Court
Tư vấn thiết kế phương án kiến trúc Khu phức hợp XI Grand Court
 

Ảnh đính kèm

  • banner.png
    banner.png
    242.1 KB · Đọc: 267
Last edited:
Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.

7e23d1278c18931c.jpg


Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu, nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và tài chính với nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó.

Tại Điểm d Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

Theo đó, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu tuân thủ quy định nêu trên.


Theo Báo Xây dựng
 

Quản lý dự án đầu tư xây dựng?

Quản lý dự án xây dựng là thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án từ đầu đến khi hoàn tất công trình.

Họ thường làm việc tại một công trường, nơi họ quản lý đội nhóm, kiểm tra chất lượng & đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình xây dựng. Quản lý dự án xây dựng là một trong những công việc có vai trò rất quan trọng nhất của một dự án xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ thực hiện của dự án.



Bộ máy ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


Bộ máy ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Ban quản lý dự án xây dựng

Ban quản lý dự án là 1 trong những bộ phận quan trọng có nhiệm vụ được đại diện chủ đầu tư để tổ chức thực hiện toàn bộ dự án xây dự từ khi công trình bắt đầu và các khâu quan trọng khác như: thiết kế, khảo sát, quy hoạch, đền bù giải tỏa, thiết lập dự án, tổ chức đấu thầu, tư vấn giám sát thi công và nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

Chức năng ban quản lý dự án

Đơn vị quản lý dự án có chức năng điều phối, kiếm soát những tiến độ của những đơn vị kỹ thuật, thi công. Ngoài ra ban quản lý dự án còn đại chủ chủ đầu tư chính làm việc với các cơ quản quản lý nhà nước trong suốt quá trình công trình được triển khai. Công tác mà ban quản lý dự án cần có nhiều kinh nghiệm, sự khéo léo, khả năng thương lượng, hiểu biết về luật pháp, quy trình làm việc các ban ngành, đó là khâu đền bù và giải tỏa mặt bằng, trình duyệt các giấy phép xây dựng. Đây luôn là khâu khó kiểm soát được tiến độ nhất hiện nay.

Ban giám đốc quản lý dự án

Người làm việc trong ban giám đốc quản lý dự án thường là kỹ sự xây dựng, được sự hỗ trợ nhiều từ ban quản lý dự án, là những chuyên viên quản lý, thiết kế, kỹ sư, giám sát, điện nước, hạ tầng – kỹ thuật….. Kỹ năng quan trọng nhất của giám đốc quản lý dự án là kỹ năng quản trị PDCA: lập kế hoạch (Plan), thực hiện (Do), kiểm tra kiểm soát tiến độ (Check), và giải pháp, hành động sau khi kiểm tra (Action).

Bộ máy ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
 

Quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chất lượng thực hiện.

Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Các nhà quản lý công trường xây dựng là những chuyên gia giám sát giai đoạn xây dựng của một dự án mới. Nhiệm vụ của họ có thể bao gồm đặt hàng vật liệu xây dựng, giao nhiệm vụ cho đội thi công và cộng tác với các nhà thầu phụ. Mục đích của quản lý dự án xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế, nhà thầu xây dựng, thiết kế kiến trúc xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro. Đồng thời, đảm bảo tốt các quan hệ với đối tác.

Dự án đầu tư xây dựng là gì?


Người quản lý công trình xây dựng có trách nhiệm:

  • Điều phối & giám sát công việc của các nhóm xây dựng
  • Giám sát quá trình xây dựng hàng ngày tại công trường
  • Hợp tác với các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu
  • Kiểm tồn kho nguyên vật liệu và đặt hàng các mặt hàng mới
  • Kiểm tra các hướng dẫn xây dựng của địa phương để đảm bảo dự án không vi phạm bất kỳ quy định nào
  • Lên lịch trình cho các thành viên trong nhóm
  • Viết dự toán công trình
  • Theo dõi tiến độ của dự án tòa nhà và cập nhật cho người quản lý dự án
Tóm lại Quản lý dự án là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến việc giám sát tất cả các phần của dự án, từ thiết kế ban đầu đến sản phẩm cuối cùng. Trong xây dựng, các nhà quản lý dự án giám sát toàn bộ quá trình của các dự án xây dựng mới. Điều này bao gồm gặp gỡ khách hàng để thảo luận về các kế hoạch ban đầu, thuê nhóm thi công và quản lý các tài liệu xây dựng. Người quản lý dự án là người dự toán & hoạch định ngân sách dự án, cộng tác với khách hàng hoặc chủ dự án và giám sát đội xây dựng, bao gồm cả người quản lý công trường xây dựng.
 
Thực tế công tác đầu tư xây dựng cơ bản thời gian qua cho thấy, tình hình tham nhũng, tiêu cực, thất thoát có thể xẩy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư như: Từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, sử dụng hoặc cấp phát vốn đầu tư đến khâu nghiệm thu công trình, thanh quyết toán…Do vậy cần có những giải pháp để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Quá trình thực hiện quản lý dự án, một số chuyên gia quản lý dự án nhận thấy công tác đầu tư xây dựng cơ bản nói chung có thể xảy ra một số sai phạm, tiêu cực trong một số khâu như: Thất thoát, lãng phí trong khâu chủ trương đầu tư; thất thoát, lãng phí trong khâu khảo sát, thiết kế và lập dự toán; thất thoát trong khâu đến bù, giải phóng mặt bằng; thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý và điều hành kế hoạch vốn đầu tư hàng năm; thất thoát, lãng phí trong khâu lựa chọn Nhà thầu và Nhà đầu tư; thất thoát, lãng phí trong khâu thi công, xây lắp công trình.

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trải qua nhiều khâu, giai đoạn như vậy cùng với những nguy cơ về sai phạm, tham nhũng, tiêu cực hay thất thoát đặt ra vấn đề cần các giải pháp căn cơ, lâu dài trong phạm vi quản lý dự án. Quá trình quản lý thực hiện các dự án, các chuyên gia, nhà quản lý đề ra một số giải pháp sau:

Một là cần nghiên cứu kỹ và nghiêm túc thực hiện hệ thống luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong đầu tư xây dựng. Tập trung phân tích tính đúng đắn của chủ trương đầu tư, sự cấn thiết đầu tư, điều tra khảo sát lập dự án đầu tư cho từng dự án phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển của Trung ương và các địa phương; chú trọng hơn nữa việc công khai, minh bạch và tuân thủ đầy đủ các quy định, trình tự xây dựng cơ bản hiện hành trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án: Tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong khâu khảo sát thiết kế nhằm lựa chọn đúng Nhà thầu, Nhà đầu tư có đủ năng lực, tăng cao hiệu quả trong hoạt động đấu thầu, đặc biệt đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP; tuân thủ quy định về quản lý chi phí, giá tành và các điều khoản theo hợp đồng xây dựng; thực hiện đúng quy trình và biện pháp thi công trong quá trình thi công xây dựng.

Hai là, nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dự án có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng tương xứng với yêu cầu công việc. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng. Tập trung công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng đối với toàn thể cán bộ, công chức trong các đơn vị hoạt động xây dựng cơ bản.

Cần triển khai các giải pháp động bộ để phòng ngừa sai phạm, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản.




Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ngay trong từng khâu, giai đoạn của Dự án để kịp thời phát hiện, điều chỉnh, xử lý trong quá trình thực hiện. Công khai kết quả thanh tra, kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng để giúp các đơn vị nhận thức và quan tâm hơn đến việc phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại do lãng phí nguồn lực gây ra; tăng cường hơn công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của thanh tra, kiểm toán đồng thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước.

Bốn là, chú trọng hơn nữa đến việc phân tích, đánh giá, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở quy định của hệ thống pháp luật liên quan như: Trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các Nhà đầu tư; trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp, cung cấp trang thiết bị, vật tư; trách nhiệm của các Nhà thầu tư vấn…Qua đó, có thể đưa ra những biện pháp xử lý đúng mực và kịp thời khi phát hiện sai phạm.

Năm là, thường xuyên tổng kết thực tiễn, phân tích những ưu, nhược điểm trong quá trình quản lý các dự án đầu tư để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý; đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản; nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách kịp thời cho phù hợp với thực tế, để giảm thiểu tình trạng lãng phí, thất thoát cũng như điều kiện có thể tham nhũng của các cá nhân, tổ chức tham gia nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, ngoài việc tăng cường hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật liên quan của Nhà nước, chú trọng một số nội dung: Tăng cường công khai minh bạch trong quá trình thực hiện để nhân dân có thể theo dõi và kiểm tra; nâng cao chuẩn mực đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ mang tình chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, tăng cường quản lý trong từng khâu, từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng đảm bảo chặt chẽ, khoa học. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát thường xuyên phân tích, xử lý kịp thời các sai phạm xảy ra, thường xuyên tổ chức tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách kịp thời cho phù hợp với thực tế./.
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái