Đà Lạt Chăm Sóc Chuột Hamster Khi Đến Mùa Sinh Sản - Tổng Cộng 4 Bước

Số điện thoại liên hệ

0865001064

Chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản​


Chào các bạn, ở những tập series chuột Hamster lần trước thì tui đã hướng dẫn các bạn tổng quát trong việc nuôi chuột Hamster. Và cá nhân tui thì tui tự tin nếu bạn đã xem qua được 4 bài viết đó thì bạn hoàn toàn đủ kiến thức để có thể nuôi mấy bé Hamster sống khỏe mạnh từ bây giờ.

Tuy nhiên thì nếu bạn muốn tiếp tục lấn sang chủ đề sinh sản Hamster thì bài viết này dành cho bạn. Còn nếu bạn là một người chỉ muốn nuôi làm cảnh thì bạn có thể dừng đọc bài viết ở đây để tránh lãng phí thời gian của bạn.
Chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản - phukienpets.com


Trước khi bắt đầu vào bài viết cách chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản thì tui có 5 lưu ý dành cho bạn:​


- Thứ nhất: Những bé Hamster của bạn chắc chắn phải là những bé khỏe mạnh, không bị bất cứ một dị tật bẩm sinh nào.

- Thứ hai: Những bé Hamster bạn cho sinh sản không được đồng huyết.

- Thứ ba: Bạn phải có một chuồng nuôi đủ rộng để có thể nuôi những bé Hamster baby một cách thoải mái nhất(tất nhiên một chu kỳ sinh sản của Hamster đẻ cũng khá nhiều)

- Thứ tư: Kích thước của con đực và con cái phải bằng nhau hoặc con đực phải lớn hơn con cái(một chút).

- Cuối cùng: Điều kiện tối thiểu để giữ an toàn cho mấy con chuột Hamster giao phối là phải đạt trên 2 tháng tuổi.

Sau khi bạn đã thỏa mãn được 5 điều kiện trên thì chúng ta cùng bắt đầu setup chuồng nuôi Hamster sinh sản.

Chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản - phukienpets.com

1. Tiến hành ghép cặp:​


Chuồng nuôi của bạn nên cho chiều dài và chiều rộng tối thiểu 50*20(hoặc bạn có thể mua hộp nhựa duy tân ngoài chợ để có thể nuôi Hamster sinh sản với giá thành 70k/1 hộp. Nếu làm vậy thì bạn không cần phải đậy nắp làm gì vì chuột Hamster không thể thoát ra ngoài với bề mặt trơn như vậy được) nhưng nhớ chọn hộp nào đủ độ cao nếu không đậy nắp.

Sau khi đã có chuồng nuôi thì bạn có thể bỏ 1 con đực và 1 con cái vào chuồng để tiến hành cho tụi nó giao phối. Và tất nhiên là mọi chuyện sẽ méo bao giờ êm xuôi và dễ dàng như vậy! Lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp! Trường hợp đầu tiên là con đực tán đổ con cái và tụi nó sẽ giao phối thành công mỹ mãn(trường hợp này chả có gì để nói), trường hợp thứ 2 là con đực có lẽ xấu trai quá hay sao đó mà con cái không chịu đổ và nó cắn con đực sm thì bạn cần phải xem lại coi kích thước của tụi nó có tương đồng nhau hay không(trong mục lưu ý số 4 tui đã nói về điều này).
Chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản - phukienpets.com

Sau khi ghép cặp 2 con Hamster với nhau mà bạn cảm thấy tụi nó đã ôn hòa rồi, không cắn nhau nữa thì bạn có thể yên tâm nghỉ ngơi và chờ đợi tới khi con cái có thai!

ㅤ​

2. Dấu hiệu nhận biết chuột Hamster mang thai(cái này đòi hỏi bạn phải có thời gian quan sát Hamster mỗi ngày nhé):​


- Hamster của bạn ăn nhiều hơn cả cái máy hạm.

- Hamster của bạn tính cọc và hay đè con đực ra cắn(hiện tượng này xảy ra khi con đực cứ đòi giao phối con cái trong khi nó đang mang thai)

- Bắt đầu xuất hiện những núm vú xung quanh bụng Hamster

- Và điều dễ nhận biết nhất là 2 bên eo bụng của Hamster to dần theo thời gian(khó nhìn hơn chuột bạch một tí nhưng quan sát thì sẽ thấy được dễ dàng)
Chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản - phukienpets.com

Tui chỉ kể 4 dấu hiệu chính này để tránh bài viết trở nên quá dài. Kèm theo đó là việc nhận biết một con chuột Hamster mang thai lại không hề khó bởi vì theo quy luật tự nhiên thì nó cũng giống như con người thôi, càng về sau thì cái bụng càng phình ra.

3. Chăm sóc chuột Hamster mang thai:​


Giai đoạn này là cái lúc mà bạn cứ vỗ béo cho con Hamster cái bằng những loại thức ăn dinh dưỡng, tạo không gian thoải mái cho chuột Hamster mẹ, không mở dj karaoke ầm ĩ quá là được!
Chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản - phukienpets.com

Đặc biệt là khi nuôi Hamster sinh sản thì bạn phải tháo wheels ra, lý do là với mấy con Hamster có bầu mà nó còn khoái chạy nhảy thì sẽ gây xảy thai(thậm chí có mấy con Hamster nó sinh con rồi mà nó còn tha con của nó lên wheels chạy nhảy rồi đạp chết con con của nó luôn. Ngu lắm!)

4. Chăm sóc Hamster vừa đẻ tới khi chuột baby đạt 1 tháng tuổi.​


Cái này thì có khá nhiều thứ mà bạn cần phải lưu tâm!

Vốn dĩ là mấy con chuột nó vừa đẻ xong thành ra nó rất mất sức và đói, đôi khi đầu óc nó không còn tỉnh táo nên quay ra ăn con nó luôn, thành ra bạn nên lưu ý trong khay lúc nào cũng phải có đồ ăn, nếu dư quá 24h thì dọn!

Bí kíp duy nhất để giữ cho chuột Hamster baby được an toàn là bạn cung cấp đủ thức ăn, đủ dinh dưỡng cho con chuột Hamster mẹ và giữ cho môi trường sống của Hamster mẹ luôn ổn định, luôn yên tĩnh thanh bình là được.
Chăm sóc chuột Hamster khi đến mùa sinh sản - phukienpets.com

Nhớ có nắp đậy chuồng hẳn hoi không thôi mèo vồ kkk.

Vậy là bạn đã biết cách để nuôi chuột Hamster sinh sản, dù sao thì nuôi con này sinh sản cũng không quá khó, ghép 1 cái 1 đực là tụi nó đẻ liền. Cái khó ở chỗ là làm thể nào để giữ cho mấy con baby không bị chuột mẹ ăn thôi và điều này tui cũng đề cập khá nhiều trong series chuột bạch mà tui đã viết cách đây khá lâu. Bạn có thể tham khảo ở bài viết đã ghim đầu trang.

Phần cuối của bài viết thì tui cũng xin chúc các bạn thành công khi nuôi chuột Hamster sinh sản.
Nguồn bài viết: Tại đây
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái