Toàn Quốc Tia Uv Là Gì? Tác Hại Không Lường Của Tia Uv – Tia Cực Tím Đến Mắt

Nhiều người biết được biết về tác hại mà tia UV (còn gọi là tia cực tím) có ảnh hưởng lên cơ thể người về da ở nhiều mức độ từ cháy nắng đến ung thư da…. Tuy nhiên nhiều người có thể không biết về những thiệt hại không nhỏ mà loại ánh sáng này nó có thể gây ra cho mắt người.
Tia UV có ở đâu? Thông thường tia UV có nhiều trong ánh sáng tự nhiên, nên việc tiếp xúc với loại tia có hại này hằng ngày sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể đặc biệt là hoạt động của đôi mắt.
kính bảo vệ mắt Phần lớn tia UV bị hấp thụ và bức xạ ngược lại bởi tầng ozon- lá chắn của trái đất. Tuy nhiên ngày nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, cùng với hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên từng ngày, tầng ozon bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về tia UV và các tác hại của nó đê có những biện pháp cần thiết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Vậy tia UV là gì?
Về mặt bản chất, tia UV ( hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phổ của tia UV chia làm 3 nhóm chính:
  • Tia UVA: vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 320-400 nm)
  • Tia UVB: vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn tia UVA (bước sóng 290 – 320 nm)
  • Tia UVC: đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất. (bước sóng 100-290 nm)
Tia UV cũng là thành phần có sẵn trong ánh sáng mặt trời. Bản chất là 1 loại tia có hại đối với cơ thể người, tia UV sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất khi tiếp xúc bề mặt da và mắt người, làm giảm sức đề kháng về lâu về dài.
Loại tia này sẽ tác động vào lớp da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, tấn công lớp hạ bì làm da sạm đen gây hiện tượng rám nắng da. Ngoài ra việc tiếp xúc với nắng ở cường độ cao sẽ làm da tạo nếp nhăn, gây tổn thương và dẫn đến ung thư da.
Vậy đối với mắt tia UV gây hại như thế nào?
Giác mạc của chúng ta sẽ phải hấp thu hầu hết các bức xạ UV khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây nên các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng ,viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng thịt (một mô thịt phát triển hình tam giác hoặc hình cánh trên giác mạc, thường xuất hiện ở góc trong hoặc góc bên ngoài của mắt)…
Đó là lý do tại sao Prevent Blindness (tổ chức an toàn và sức khỏe mắt lâu đời nhất tại Mỹ) đã đưa ra cảnh báo về việc chống lại các tác hại của tia cực tím.
Jeff Todd, chủ tịch và giám đốc điều hành của Prevent Blindness, cho biết :”Bảo vệ mắt khỏi tia UV là việc cần thiết nên được thực hiện cả năm chứ không riêng gì những ngày nắng nóng. Đeo kính râm chống tia cực tím và tấm che nắng là cách chúng ta có thể giúp bảo vệ đôi mắt không chỉ trong hôm nay mà trong cả tương lai.”
Tổ chức Prevent Blindness cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn những loại kính có khả năng ngăn chặn 99 đến 100 phần trăm tia UV-A và UV-B. Kính râm có thể bao quanh mắt là tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng mũ rộng vành để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời.
Tổ chức Prevent Blindness công bố tháng nhận thức về tia cực tím (UV) giáo dục công chúng về nguy cơ phơi nhiễm tia cực tím giúp công dân nhận biết được sự nguy hiểm của tia cực tím và các bước cần thực hiện để bảo vệ tầm nhìn ngày hôm nay và trong tương lai.
Theo Cleveland Clinic, khi tiếp xúc với tia cực tím có thể gây tổn thương tạm thời giác mạc và kết mạc, một lớp tế bào bao phủ bên trong mí mắt và lòng trắng của mắt. Các triệu chứng sẽ xuất hiện như đau mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, có thể kéo dài từ 6 đến 24 giờ, nhưng chúng thường biến mất trong vòng 48 giờ kính chống ánh sáng xanh.
Tuy nhiên, một số tổn thương UV có thể được tích lũy trong mắt, dẫn đến đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng sau này trong cuộc sống. Những người làm việc, hoạt động dưới ánh mặt trời trong một thời gian dài có nguy cơ cao nhất. Cha mẹ nên đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều đeo kính chống nắng thích hợp vào mọi thời điểm khi ở ngoài trời.
Kính Mắt Lan Anh - Cửa hàng kính mắt uy tín chất lượng tốt nhất Hà Nội
Website: https://kinhmatlananh.com/
Email: [email protected]
 
Liên kết tài trợ:  Thuê xe tự lái